THAO-LUYỆN

 

 

IV.
Vệ-Dực Y
衞 翼 衣

 

 


Sự Lợi-Ích và Phương-Hại
của Vệ-Dực Y

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       Từ ngày Võ-Sư Đại-Hàn Jhoon Goo Rhee của Phái Tae Kwon Do sáng chế kiểu Vệ-Dực Y (衞 翼 衣 - Plastron Training Body Protector) đầu tiên cho võ-sinh bên Mỹ-quốc, vào năm 1972 đến nay, các Võ-Phái khác khắp nơi trên thế-giới sau này đều bắt-chước cho Võ-sinh mặc để luyện-tập Thi Đấu Tranh-Kháng.

       Việc sử-dụng Vệ-Dực Y (衞 翼 衣 - Plastron Training Body Protector) này đối với Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam có phần nào lợi-ích nhưng lại cũng có nhiều điều tai-hại.

 

       - Sự Lợi-Ích :

              Trang-bị cho Võ-sinh mặc Vệ-Dực Y (衞 翼 衣) được một điều lợi ở chỗ giúp cho Võ-sinh tránh tai-nạn chấn-thương khi luyện-tập giao-đấu và do đấy khiến Võ-sinh sớm dạn đòn.

 

       - Sự Phương-Hại :

              Việc sử-dụng Vệ-Dực Y (衞 翼 衣) lại cưu-mang nhiều điều phương-hại mà trong đó có 2 điểm phương-hại cần được nêu ra ngay :

              1) - Điểm phương-hại thứ nhứt, là sự nghèo-nàn-hóa Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam do sự ỷ-lại vào hiệu-năng của phương-tiện phòng-vệ thụ-động. Thêm vào đó, người ta có khuynh-hướng tổ-chức cho Võ-sinh tỉ-thí theo lối Thi Đấu Tranh-Kháng quá sớm, khi Võ-sinh chưa khắc-phục được sự chiến-đấu theo Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam.

                 2) - Điểm phương-hại thứ nhì, là sự suy-biến-tính Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam :
                      a) do sự pha-chế những bài Thảo cổ-truyền bởi những người không được học nguyên-bản, khiến cho các bài Thảo Việt-Tộc mất đi hiệu-năng sư-phạm ;
                      b) và do chính lối Thi Đấu Tranh-Kháng quá sớm nói trên. Các Võ-sinh, vì thiếu-kém về kỷ-năng chiến-đấu theo Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam, bám chạy theo kỷ-thuật của môn Võ Đấm-Đá - Kick Boxing - đã biến môn Võ-Thuật Chiến-Trận của Việt-Tộc thành môn Võ Đánh Đài theo khuynh-hướng của những nước khác...

 

Võ-Sĩ Võ Cổ-Truyền ngày nay tại Việt-Nam
giao-đấu theo lối Thể-Thao Đấu Đài Tân-Thời.


( Tín-Dụng Ảnh : Thế-Giới Võ-Thuật )

 

Môn-Sinh Hệ-Phái Bình-Định Sa-Long-Cương
giao-đấu theo lối Võ-Trận Trung-Cổ.

( Tín-Dụng Ảnh : Bộ-Viện Võ-Trận Đại-Việt )

 

       - Hậu-Quả Tinh-Thần Bảo-Thủ Lối Tân-Truyền :

              Bôn-ba chạy theo việc sử-dụng Vệ-Dực Y (衞 翼 衣 - Plastron Training Body Protector) để tổ-chức các cuộc Thi Đấu Tranh-Kháng như các môn Võ ngoại-quốc là chứng-hiện tinh-thần bảo-thủ lối tân-truyền của ngoại-lai.

              Hậu-quả gây nên là do những điểm phương-hại nêu trên, mà môn Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam càng ngày càng bị suy-thoái vì lần-hồi thuận-tình để bị đồng-hóa một cách không thể chấp-nhận được với các môn Nghệ-Thuật Tự-Vệ khác và những môn Thể-Thao Đối-Kháng.

              Nhũng hình-ảnh dưới đây là tang-chứng hiển-nhiên của sự đồng-hóa đó :

 

Võ-Sĩ Phái Muay-Thai
luyện-tập.giao-đấu

( Tín-Dụng Ảnh : Thế-Giới Võ-Thuật )

 

Võ-Sĩ Phái Võ Bình-Định của Võ-Sư Hà-Trọng Khánh
luyện-tập.giao-đấu theo Võ Muay-Thai.

( Tín-Dụng Ảnh : www.vothuat.vn )


Võ-Sĩ Phái Muay-Thai
luyện-tập.
giao-đấu

( Tín-Dụng Ảnh : tqmmathailand.com )

 

Võ-Sĩ Phái Võ Bình-Định của Võ-Sư Hà-Trọng Khánh
luyện-tập.giao-đấu theo Võ Muay-Thai.

( Tín-Dụng Ảnh : www.vothuat.vn )




Môn-Sinh Võ Capoeira tại Brazilia
tập-luyện giao-đấu.


( Tín-Dụng Ảnh : Capoeira The Brazilian Martial Arts)

 

Môn-Sinh Võ Cổ-Truyền tại Việt-Nam
tập-luyện giao-đấu Capoeira của Brazilia.

( Tín-Dụng Ảnh : www.vothuat.vn )




Môn-Sinh Phái Võ Kung-Fu Hùng-Gia Trung-Quốc
thị-phạm
Túy-Quyền.

( Tín-Dụng Ảnh : hung-gar-kung-fu.netfirms.com )

 

Môn-Sinh Phái Võ Cổ-Truyền Bình-Định Gia Việt-Nam
thị-phạm Túy-Quyền theo Võ Kung-Fu Trung-Quốc.

( Tín-Dụng Ảnh : baomoi.com )



          Càng nghiêm-trọng hơn nữa là việc tiếm-xưng và mạo-dạng Võ-Thuật Việt-Tộc, bất-chấp sự tôn-trọng Di-Sản Văn-Hóa Phi-Vật-Thể của nền Võ-Học Cổ-Truyền của Đất Nước Việt nói chung và của tỉnh Bình-Định nói riêng, một Di-Sản Văn-Hóa Ký-Ức mà Ông Cha chúng ta đã vô-cùng vất-vã gìn-giữ và lưu-truyền qua bao gian-nguy gây nên bởi những chính-quyền ngoại-xâm.

 

 

 

Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.